Dịch tả heo châu Phi là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở heo. Tuy rằng căn bệnh này không lây sang người nhưng có thể lây lan nhanh chóng giữa đàn heo, gây thiệt hại lớn về kinh tế trong ngành chăn nuôi heo toàn thế giới. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh dịch tả heo châu Phi và cách phòng tránh bệnh hiệu quả. 

dấu hiệu idichj tả heo châu phi

Tìm hiểu bệnh dịch tả heo châu Phi.

Nguyên nhân gây ra bệnh dịch tả heo châu Phi

Bệnh dịch tả heo châu Phi được xác định là do virus tả lợn Châu Phi (African swine fever virus – ASFV) gây ra. Virus này có thể tồn tại trong thời gian dài ở môi trường ngoài như trong phân, nước tiểu hoặc bề mặt các dụng cụ chăn nuôi.

Bệnh lây lan nhanh ở tất cả các loại heo với tỉ lệ chết lên đến 100%. Điều nguy hiểm là virus này có khả năng chịu nhiệt cao và tồn tại trong các sản phẩm từ thịt heo đã được chế biến khiến cho làm nó có thể lan truyền rộng rãi.

Con đường lây lan của bệnh dịch tả heo châu phi

Virus dịch tả heo châu Phi có thể lây lan qua rất nhiều con đường khác nhau. Trong đó, chủ yếu là lây qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa heo khỏe và heo bị nhiễm bệnh hoặc qua các sản phẩm từ thịt heo nhiễm bệnh. Ngoài ra, loại virus này cũng có thể lây qua côn trùng hoặc qua các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi bị nhiễm virus. 

Triệu chứng của heo khi bị lây dịch tả châu Phi

Khi heo bị mắc dịch tả châu Phi thì thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau:

  • Heo chán ăn, lờ đờ, sức đề kháng giảm và bị sốt cao (trên 40 độ C).
  • Trên da heo xuất hiện những mảng đỏ hoặc tím ở các bộ phận tai, bụng và chân.
  • Heo sẽ thở khó khăn, nôn mửa, tiêu chảy có máu.
  • Đặc biệt heo sẽ chết nhanh chóng, thường chỉ sau 1-2 ngày khi xuất hiện những triệu chứng trên.

Tác động và hậu quả của bệnh dịch tả heo châu Phi

Khi heo bị mắc bệnh dịch tả châu phi thì tỷ lệ chết rất cao, lên đến 100%. Điều này gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi và ngành nông nghiệp quốc gia do việc tiêu hủy heo bệnh và hạn chế giao thương xuất khẩu quốc tế. 

điều trị dịch tả heo châu phi

Bệnh tả heo châu Phi có sức lây lan nhanh.

Đã có nhiều đợt bùng phát bệnh dịch tả heo châu phi ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Điều này đã dẫn đến việc tiêu hủy hàng triệu con heo, khiến giá thịt heo tăng mạnh và nguồn cung bị ảnh hưởng​.

Nguy cơ của bệnh dịch tả heo châu Phi với con người

Tuy rằng bệnh tả heo châu Phi không có khả năng lây sang người. Nhưng các chuyên gia thú y cũng đưa ra cảnh báo khi lợn bị tả, sức đề kháng bị suy giảm nên dễ mắc thêm nhiều loại bệnh lây nhiễm nguy hiểm như: cúm, tai xanh, liên cầu lợn, lở mồm long móng, thương hàn…

Đặc biệt, với bệnh liên cầu khuẩn lợn sẽ dễ lây sang người khi tiếp xúc trực tiếp qua các vết thương, vết trầy xước hay các món ăn tái sống, tiết canh. Khi nhiễm những vi khuẩn liên cầu, bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm độc tiêu hoá, nhiễm trùng máu, viêm não, viêm màng não, suy đa tạng… vô cùng nguy hiểm.

Phương pháp phòng ngừa bệnh dịch tả heo châu Phi

Bởi vì bệnh dịch tả heo châu Phi chưa có thuốc đặc trị nên người chăn nuôi cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây để kiểm soát dịch, bảo vệ đàn heo hiệu quả:

  • Luôn chú ý thực hiện các biện pháp cách ly, kiểm dịch nghiêm ngặt đối với các đàn heo.
  • Không cho heo tiếp xúc với các sản phẩm từ thịt heo hoặc các động vật có nguy cơ mang mầm bệnh.
  • Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thiết bị và phương tiện vận chuyển để giảm nguy cơ lây lan dịch tả heo châu Phi.
  • Chú trọng kiểm soát việc vận chuyển heo giữa các vùng, địa phương, đặc biệt là các vùng có dịch

Hiện nay, bệnh dịch tả heo châu Phi vẫn chưa có vắc xin hay phương pháp điều trị hiệu quả, khiến cho việc kiểm soát dịch bệnh trở nên rất khó khăn. Điều này đã gây ra thách thức lớn đối với ngành chăn nuôi của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Vì vậy các hộ chăn nuôi cần chú ý tăng cường các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ đàn heo và duy trì sự ổn định của thị trường thực phẩm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *