Thịt lợn có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Những loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt lợn hun khói, giăm bông, xúc xích, thịt ba chỉ xông khói… cũng được sử dụng rất phổ biến.

Thịt lợn nạc rất giàu vitamin và khoáng chất, là chất bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.

Thịt lợn

Thịt lợn là một trong những nguồn thực phẩm giàu protein nhất, chứa tất cả các loại acid amin thiết yếu đối với sự phát triển và duy trì sức khỏe. Do đó, ăn thịt lợn hoặc các loại thịt khác rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là các vận động viên, bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc những người cần tăng cường và củng cố cơ bắp.

Ăn thịt lợn giúp tăng cường và củng cố cơ bắp

Mỡ lợn

Mỡ lợn có chứa nhiều loại chất béo khác nhau. Tỷ lệ chất béo trong thịt lợn dao động từ 10 – 16% hoặc cao hơn. Mỡ lợn có thể được sử dụng trong nấu nướng.

Giống như các loại thịt đỏ khác, thịt lợn chủ yếu chứa chất béo bão hòa và chất béo chưa bão hòa.Thành phần acid béo của thịt lợn hơi khác với những loại thịt động vật nhai lại như thịt bò, thịt cừu…

Chúng cũng có chứa acid linoleic liên hợp (CLA) và chất béo chưa bão hòa.

Vitamin và các khoáng chất

Thịt lợn là loại thực phẩm có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất khác nhau:

• Thiamin: Không giống như các loại thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò và thịt cừu, thịt lợn đặc biệt giàu thiamin. Thiamin là một trong các vitamin B và đóng vai trò thiết yếu đối với các chức năng khác nhau của cơ thể

• Selen: Thịt lợn là một nguồn thực phẩm giàu selen. Các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, hải sản, trứng và các sản phẩm từ sữa cũng có chứa nhiều selen.

• Kẽm: Kẽm là một trong những khoáng chất thiết yếu có trong thịt lợn, giúp não bộ và hệ miễn dịch khỏe mạnh.  

• Vitamin B12: Vitamin B12 có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, rất quan trọng đối với sự hình thành máu và chức năng não. Thiếu vitamin B12 có thể gây thiếu máu và tổn thương các neuron.

Thịt lợn có chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu 

• Vitamin B6: Vitamin B6 trong thịt lợn rất quan trọng đối với sự hình thành hồng cầu.

• Niacin: Một trong số các vitamin B, còn được gọi là vitamin B3. Niacin phục vụ cho nhiều chức năng trong cơ thể và rất quan trọng với quá trình trao đổi chất.

• Phospho: Phospho là thành phần thiết yếu trong chế độ ăn, cần thiết cho sự phát triển và duy trì sức khỏe.

• Sắt: Thịt lợn có chứa ít sắt hơn thịt cừu hay thịt bò. Tuy nhiên, đường tiêu hóa hấp thụ sắt trong thịt lợn (sắt heme) rất hiệu quả và thịt lợn được coi là một nguồn cung cấp sắt tuyệt vời.

Thịt lợn có chứa nhiều vitamin và khoáng chất hữu ích khác.

Một điều cần lưu ý là, các sản phẩm thịt lợn chế biến, chẳng hạn như thịt hun khói, thịt ba chỉ xông khói… có thể chứa rất nhiều muối.

Thịt lợn còn có chứa một loạt các hợp chất sinh học ảnh hưởng đến sức khỏe như sau:

• Creatine: Thịt là nguồn thực phẩm có chứa nhiều creatine – hoạt động như nguồn năng lượng đối với cơ bắp. Nó cũng là chất bổ sung phổ biến đối với những vận động viên thể hình cần duy trì và phát triển cơ bắp.

• Taurine: Được tìm thấy trong cá và thịt, taurine là một acid amin được hình thành trong cơ thể giúp chống oxy hoá. Taurine rất quan trọng đối với chức năng của tim và cơ.

• Glutathione: Chất chống oxy hoá có trong thịt lợn nhưng cũng được sản xuất trong cơ thể người.

• Cholesterol: Sterol có trong thịt và các thực phẩm có nguồn gốc động vật khác như các sản phẩm từ sữa và trứng. Ở hầu hết mọi người, chế độ ăn có chứa cholesterol không ảnh hưởng đến mức cholesterol trong cơ thể.

Ngoc Phong

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *